Saigon Sky

Khu trung tâm thương mại dịch vụ và dân cư

Click here

Trường Đại Học Công Nghiệp Vinh

Click here

Sản Phẩm Cơ khí

Click here

Bến Xe Miền Trung

Click here

Công ty Đầu Tư và Phát Triển Miền Trung

Click here

Trung tâm đào tạo lái xe CGDB

Click here

Hội thảo khoa học “Nhà phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu”

Hội thảo khoa học “Nhà phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu”

 

Sáng ngày 23/9 tại TP.Vinh, Hội thảo khoa học “Nhà phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu” đã diễn ra tốt đẹp, mang giá trị thực tiễn với sự tham dự của ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Ông Tống Văn Nga – Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam, đại diện các Sở ban ngành, các nhà khoa học, kiến trúc sư và các tập đoàn, doanh nghiệp.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Trường Đại học Công nghiệp Vinh phối hợp với các nhà khoa học triển khai nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có đề tài nghiên cứu “Nhà phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu” – do KTS Phan Xuân Dương chủ nhiệm.

http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/1.jpg

Các đại biểu tham dự hội thảo


Tại hội thảo, KTS Phan Xuân Dương báo cáo kết quả nghiên cứu về hệ thống nhà lắp ghép nhẹ với ưu điểm dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, sử dụng tối đa vật liệu thân thiện môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt của nóng gió miền Trung và biển đảo. Thay mặt tập đoàn Onduline, ông Hồ Trường Lâm – Tổng Giám đốc Công ty TNHH OFIC Việt Nam (OFIC Việt nam), giới thiệu về giải pháp mái lợp thân thiện môi trường và xây dựng bền vững (tấm lợp đa dụng Onduline và ngói siêu nhẹ Onduvilla)

 http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/2.jpg

Giải pháp về mái cho nhà lắp ghép nhẹ


Kết cấu sử dụng hệ thống nhà lắp ghép nhẹ và mái lợp Onduline là sự kết hợp đồng bộ với thiết kế xanh, giúp giảm thiểu sử dụng năng lượng trong tòa nhà, cách âm, cách nhiệt, khắc phục tốt hiệu ứng nhà kính cũng như chống lại sự ăn mòn của nước biển và một điều quan trọng nữa là giảm giá thành đầu tư.

 

http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/3.jpg

Ông Olivier Guyllui – TGĐ Tập đoàn Onduline, Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu


Các nhà khoa học, kiến trúc sư và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp cũng đã đóng góp ý kiến hoàn thiện đề tài thông qua nội dung phản biện về khoa học công nghệ và kinh tế. Theo ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, hội thảo có ý nghĩa thực tiễn bởi chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Đề tài cần đi sâu nghiên cứu hơn nữa để hoàn thiện nhóm giải pháp cũng như hướng tới đăng ký tham gia các đề tài khoa học cấp nhà nước. 

 

Qua các ý  kiến trao đổi phản biện cũng như đóng góp của các nhà khoa học, các kiến trúc sư đang hành nghề cùng các doanh nghiệp, các nhà quản lý và ý kiến đóng góp, chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển, thay mặt đoàn chủ trì hội thảo, ông Trần Lê Dũng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường Đại học Công nghiệp Vinh đã kết luận như sau:

 

Kết quả ban đầu của đề tài “Nhà phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu” do KTS Phan Xuân Dương và cộng sự thực hiện đã được thử nghiệm tại một số công trình và mang lại hiệu quả trong xây dựng:

  • Nhà dân dụng
  • Nhà khu công nghiệp
  • Trường học và văn phòng làm việc
  • Các khu nghỉ dưỡng, các resort…

Kết quả nghiên cứu phù hợp với kiến trúc nhà có số tầng trung bình tại vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt phù hợp cho các công trình miền Trung ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Kết quả của đề tài rất đáng khích lệ, tuy nhiên để hiệu quả hơn và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu xã hội đồng thời tạo đà cho việc sử dụng vật liệu địa phương cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, tiến tới công trình kiến trúc xanh, kiến trúc hiệu quả đảm bảo an toàn môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Trong kết cấu và sử dụng vật liệu công trình đã giúp giảm thiểu sử dụng năng lượng trong tòa nhà, khắc phục tốt hiệu ứng nhà kính cũng như chống ăn mòn, chống nóng, chống ồn và một điều quan trọng nữa là giảm giá thành đầu tư.

 

Như vậy, trách nhiệm của chúng ta cùng nhau tích hợp các công nghệ đã nghiên cứu để ngày càng có nhiều công trình kiến trúc ngoài tính nghệ thuật, thẩm mỹ còn nâng cao được hiệu quả sử dụng.

 

Sau hội thảo này, thay mặt đơn vị chủ trì, ông Trần Lê Dũng yêu cầu:

  • Kiến trúc sư Phạm Xuân Dương cùng các cộng sự tiếp thu các ý kiến phản biện và đóng góp tại Hội thảo tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế, các kiến trúc sư, với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Miền Trung (CER), Công ty CP thủy tinh sành sứ Việt Nam (VINACEGLASS), Trung tâm thiết kế Công nghiệp Đại học Công nghiệp Vinh… để cải tiến công nghệ và thiết bị, tăng công suất xưởng sản xuất cơ khí, vật liệu, xưởng thực hành của trường ĐH Công nghiệp Vinh phục vụ cho việc triển khai đề tài.
  • Giao nhiệm vụ cho Tổng GĐ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Miền Trung và Giám đốc điều hành VINACEGLASS đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng tại dự án: Khu Dịch vụ vận tải Nam TP Vinh,

Dự án Saigon Sky, Nhà máy sản xuất vật liệu tại khu CN Mỹ Xuân A tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…

  • Giao nhiệm vụ cho Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Vinh cùng với Hội đồng khoa học nhà trường và KTS Phan Xuân Dương tiếp tục nghiên cứu sáng tạo, làm việc với các cơ quan quản lý khoa học của nhà nước, đăng ký tham gia các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ TNMT Chu Phạm Ngọc Hiển.
  • Giao nhiệm vụ ban điều hành VINACEGLASS, ban điều hành CER, ban giám hiệu trường ĐH Công nghiệp Vinh cùng với KTS Phan Xuân Dương hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Onduline, Công ty CP Bất động sản Hà Quang (Hà Quang Land), Công ty kiến trúc A3, Công ty CP xây dựng và trang bị nội thất Cát Tường (Cattuong Corp)…. để đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.

 

Nhân cơ hội này, cơ quan chủ trì hội thảo kêu gọi các nhà khoa học, các kiến trúc sư, các chuyên gia, các nhà quản lý… hợp sức lại trên đà hy vọng trong tương lai gần, xã hội chúng ta được hưởng thụ những công trình kiến trúc hiệu quả

 

Hội thảo khép lại với phần ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp với niềm tin vào sự tăng trưởng “xanh” trong tương lai.

 

Một số hình ảnh ký kết hợp tác tại hội thảo:

 

 http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/6.jpg

Ký kết thảo thuận giữa KTS Phan Xuân Dương – Chủ nhiệm đề tài và Ông Trần Văn Thanh – TGĐ CER về việc đầu tư xây dựng xưởng vật liệu xây dựng, nhà lắp ghép để cung ứng cho các dự án…; ứng dụng toàn bộ công nghệ và vật liệu theo kết quả nghiên cứu vào một số dự án như: Khu vận tải đường bộ phía Nam TP.Vinh, trường mầm non và nhà mẫu tại dự án Saigon Sky…

 

 

 http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/4.jpg

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ông Trần Lê Dũng – Đại diện Cơ quan chủ trì hội thảo và Ông Hà Văn Hải – TGĐ Hà Quang Land về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào các dự án do tập đoàn Hà Quang Land tại làm chủ đầu tư tại Khu Bãi Dài TP.Nha Trang

 

 http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/5.jpg

 Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ông Trần Huỳnh Quang – GĐ điều hành VINACEGLASS và Ông Lê Hùng Sơn – GĐ CATTUONG CORP về việc  cùng nhau nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng các kết quả nghiên cứu Hội thảo vào các dự án CATTUONG CORP làm tổng thầu

 


http://iuv.edu.vn/upload/Tintucsukien/24092016_nhachongthientai/7.jpg

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ông Phan Thanh Liêm – GĐ điều hành VINACEGLASS và Ông Hồ Trường Lâm – GĐ OFIC Việt Nam (tập đoàn Onduline, CH Pháp) về việc hai bên cùng nhau hợp tác để giới thiệu tấm lợp sinh thái Onduline kết hợp với ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thị trường Việt Nam và Lào